Trần thạch cao là giải pháp trên cả tuyệt vời với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta. Đây là loại vật liệu chống ẩm chống cháy tốt lại bền đẹp dẻo dai. Và còn rất nhiều ưu điểm khác nữa đang chờ bạn khám phá. Cùng đi sâu tìm hiểu đặc tính của tấm Duraflex làm trần cũng như quy trình thi công chuẩn nhất qua bài viết dưới đây:
Trần thạch cao Duraflex là gì?
Trần thạch cao Duraflex là phương pháp ứng dụng tấm Duraflex làm trần nổi, trần chìm thay vì sử dụng các vật liệu khác. Vậy tấm Duraflex là sản phẩm như thế nào?
Thành phần cấu tạo tấm Duraflex
Tấm Duraflex là sản phẩm tấm xi măng với độ dày từ 3.5mm – 25mm được sản xuất bởi tập đoàn Saint Gobain – Pháp. Ngay từ khi xuất hiện, Duraflex đã được đánh giá là 1 vật liệu xây dựng đột phá và được kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp hàng đầu cho trần nhà, vách ngăn.
Duraflex được cấu tạo từ các thành phần chính gồm xi măng Portland, vôi và sợi Cellulose, cát mịn. Tất cả nguyên liệu đều được tuyển chọn kỹ lưỡng rồi đem chưng hấp trong nồi áp suất. Nhiệt độ hấp quy định là gần 200 độ C cùng áp suất 10 Psi . Nhờ vậy sản phẩm sẽ hình thành thành phần khoáng Calcium Silicate siêu bền.
Các công dụng của vật liệu Duraflex
Duraflex được tin chọn dùng trong rất nhiều công trình nhà máy, văn phòng, trung tâm thương mại hay nhà ở dân dụng. Ngoài ứng dụng làm trần thạch cao Duraflex, vật liệu này còn được sử dụng để thi công vách ngăn, sàn nhà:
- Tấm Duraflex dày từ 3.5-4.5mm: dùng làm trần nổi, trần chìm
- Độ dày 6-10mm thường được sử dụng làm vách, tường ngăn cách giữa các phòng
- Với tấm Duraflex dày 12-24mm dùng làm sàn giả, sàn nâng, gác lửng.
Đánh giá ưu điểm của trần thạch cao Duraflex
Trong khuôn khổ bài viết hôm nay, Dangphuc Gypsum sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về ứng dụng của Duraflex làm trần nhà. Trần Duraflex đang rất được yêu thích, dần dần thay thế các trần thạch cao thông thường nhờ vào những ưu điểm dưới đây:
Trần thạch cao Duraflex chống ẩm siêu tốt
Các thành phần siêu mịn của tấm Duraflex liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành màng chắn vững chắc. Tuy nhiên giữa các phần tử vẫn tồn tại khe rỗng với cơ chế thở 2 chiều giúp hơi nước thoát ra dễ dàng. Nhờ vậy tấm Duraflex có khả năng chịu ẩm cao, chống nước tốt. Trong môi trường ẩm thấp, điều kiện khắc nghiệt đi chăng nữa thì cũng không lo cong vênh, mục rũa hay mối mọt. Với đặc tính chịu ẩm tuyệt vời, tấm Duraflex được ứng dụng làm trần cho cả phòng tắm phòng giặt… hoặc dùng làm sàn cho sân vườn, hiên nhà, khu vực gần bể bơi.
Láng mịn, tính thẩm mỹ cao
Một yếu tố mà bất cứ ai thi công trần nhà cũng rất quan tâm là bề mặt vật liệu như thế nào? Bạn có thể yên tâm vì tấm trần Duraflex trắng sáng, láng mịn vô cùng. Vì các thành phần như cát, đá vôi, xi măng… đã được nghiền mịn và chưng hấp kỹ càng. Trần thạch cao Duraflex mang đến hiệu ứng bề mặt đẹp mắt sang trọng. Việc sơn hoặc dán PVC trên vật liệu này cũng rất dễ dàng, it hao sơn.
Trần Duraflex bền dẻo cùng năm tháng
Trần thạch cao Duraflex có thể bền đẹp đến 50 năm không phân rã. Vật liệu này chịu được tải trọng cao, siêu cứng chắc và dẻo dai. Khi bất ngờ chịu 1 tác động lực lớn, tấm cũng không gãy đột ngột.
Khả năng chống cháy tốt
Tấm Duraflex có khả năng kháng nhiệt cao, chống cháy nổ hiệu quả. Ưu điểm này có được là nhờ vào thành phần cách nhiệt như: Portland, đá vôi, cát mịn… Vật liệu này rất thích hợp sử dụng cho các công trình có tiêu chuẩn chống cháy cao.
Trần Duraflex an toàn cho sức khỏe người dùng
Tấm trần Duraflex đạt tiêu chuẩn chất lượng Hoa Kỳ đồng thời được chứng Xanh Green Label từ Singapore. Sản phẩm 100% không chứa chất gây ung thư amiăng nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Hướng dẫn thi công trần thạch cao Duraflex
Những ưu điểm kể trên có lẽ đã thuyết phục rất nhiều người lựa chọn tấm trần Duraflex. Vậy quy trình thi công trần thạch cao Duraflex như thế nào? Bạn cần trải qua 2 công đoạn: thi công phần khung chịu lực và thi công hoàn thiện Duraflex. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết từng công đoạn ngay sau đây:
Cách thi công khung xương chịu lực
- Bước 1: Xác định độ cao của trần và lấy số độ cao tường bằng thước nivo hoặc máy laze. Đánh dấu các vị trí cần lưu ý dưới tấm trần rồi dùng bút mực để xác định vị trí thanh viền tường.
- Bước 2: Cố định thanh viền tường chắc chắn vào vách tường bằng cách bắt vít hoặc đóng đinh cho cố định. Lưu ý mỗi cây vít/đinh cách nhau không quá 0,3m.
- Bước 3: Khoan trực tiếp lên trần rồi đóng nở khoảng 8 lỗ. Sau đó bạn dùng ty ren 8 liên kết các điểm vừa khoan. Bạn cắt ty ren sao cho phù hợp với độ cao của trần.
- Bước 4: Sắp xếp các thanh chính hợp với hướng của ty ren, khoảng cách là 1m-1,2m
- Bước 5: Lắp thanh chính và ty ren bằng ốc 8 hoặc 10. Khi thanh chính đã ổn định, bạn tiếp tục lắp xương phụ với khoảng cách chuẩn là 0,46m. Hãy nhớ liên kết bằng các khấc thanh chính có sẵn cùng với chốt thanh phụ.
- Bước 6: Chỉnh lại các thanh để đảm bảo độ phẳng cho trần nhà.
- Bước 7: Căn chỉnh xong khung chịu lực là bạn có thể tiến hành lắp tấm trần lên khung. Nhớ đặt chiều dài tấm theo chiều vuông góc thanh phục đồng thời dùng vít liên kết tấm vào khung. Cần đặt các tấm so le nhau để gia tăng khả năng chịu lực
Công đoạn thi công hoàn thiện trần thạch cao Duraflex
- Bước 1: Sau khi đã đặt các tấm vào khung, hãy chừa khe hở khoảng 2-3mm giữa 2 tấm.
- Bước 2: Dùng keo chuyên dụng Jade Solution cùng băng keo giấy/ lưới để xử lý các khe này.
- Bước 3: Bả bột Matit để làm phẳng hơn nữa tấm Duraflex. Lưu ý bạn nên cán bả chéo 1 góc 45 độ và đều tay.Nên cán bả chéo một góc 45 độ so với trần.
- Bước 4: Chờ bột bả khô hẳn rồi giáp 150 hoặc 180 giúp bề mặt láng mịn hơn nữa, loại bỏ những chỗ nhấp nhô sau khi bả.
- Bước 5: Sơn hoặc dán PVC để tăng tính thẩm mỹ cho trần nhà.
Trên đây là những kiến thức hữu ích xoay quanh xu hướng trần thạch cao Duraflex đang rất được ưa chuộng gần đây. Chúc bạn luôn tìm mua được những vật liệu xây dựng ưng ý cho công trình của mình!
Bài viết liên quan: