Ngày nay, hiện tượng trần bị thấm nước trong nhà ở, các khu trung cư hay bất cứ công trình nào cũng đang là mối đe dọa lớn. Nó đe dọa đến tính thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của công trình. Vì vậy mà các biện pháp chống thấm đang là vấn đề được đặt sự quan tâm lên hàng đầu.

Bài viết dưới đây DangPhuc Gypsum xin giới thiệu đến quý khách hàng các phương pháp chống thấm triệt để và một số lưu ý khi chống thấm dột trần nhà.

Nguyên nhân và tác hại của việc trần bị thấm dột

Đầu tiên, để kìm được những cách khắc phục và phương pháp chống thấm hiệu quả, bạn phải tìm ra nguyên nhân vì sao dẫn đến việc trần bị thấm dột.

Nếu chúng ta không tìm ra nguyên nhân và các biện pháp ngăn chặn cụ thể, kịp thời thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đi kèm.

1. Nguyên nhân khiến trần nhà xảy ra tình trạng thấm dột

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc trần bị thấm dột:

  • Thường xuyên phải chịu tác động của nước mưa, hệ thống thoát nước hoạt động kém hiệu quả
  • Thời tiết khí hậu nắng nóng hoặc mưa nhiều cũng sẽ dễ dàng khiến trần bị co giãn và xuất hiện những vết nứt.
  • Mái hay sàn đã cũ, xảy ra hiện tượng đọng nước lâu ngày từ nhà vệ sinh hay khu vực tầng trên
  • Chưa tiến hàng chống thấm trần nhà triệt để, hoặc từng thi công trước đây nhưng không đúng kỹ thuật và chưa đạt yêu cầu.
  • Vật liệu thi công kém chất lượng và đội ngũ thợ thi công không chuyên nghiệp, sai sót khi lựa chọn phương pháp phù hợp…
Nguyên nhân trần nhà bị thấm dột
Nguyên nhân trần nhà bị thấm dột

2. Tác hại của việc trần bị thấm dột khi không tiến hành chống thấm kịp thời

Ai trong chúng ta cũng có thể nhận thấy những vết nứt và ố vàng trên tường tác hại rất lớn đến việc làm mất mỹ quan, ngoài ra nó còn có tác hại rất lớn như:

  • Khiến trần bị nứt nẻ, nước ngấm khiến trần luôn trong tình trạng ẩm ướt ảnh hưởng đến sức khỏe của người sống trong căn nhà.
  • Tạo rêu mốc trên trần, đây là điều kiện lý tưởng để mầm bệnh phát triển
  • Trần sẽ nhanh hỏng hơn, giảm tuổi thọ của trần
  • Phần nước bị dột sẽ ảnh hưởng đến những vật dụng trong nhà khác…
chống thấm trần nhà triệt để
Trần bị dột sẽ có nhiều tác hại khác nhau

Phương pháp chống thấm triệt để

Với những tác hại lớn như vậy hẳn bạn sẽ không muốn tình trạng thấm dột trần nhà diễn ra tại căn nhà của mình đúng không nào?

Rất nhiều khách hàng từng đến DangPhuc Gypsum thi công chống dột thấm luôn có câu hỏi là: “Vì sao thi công ở đơn vị khác mới chỉ gần 2 năm mà trần đã nhếch nhác, bị dột?”…

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp chống thấm trần nhà hiệu quả nhất, không lo hiện tượng thấm dột xảy ra lại, đảm bảo mỹ quan và độ bền cho căn nhà.

Vật liệu chống thấm tại DangPhuc Gypsum

  • Màng chống dột thấm tự đính Bitustick, HDPE
  • Dạng khò của màng chống dột thấm nhiệt
  • Các chất phụ gia chống thấm
  • Vật liệu bảo vệ bê tông chống bào mòn là những vật liệu tiên tiến hiện đại nhất hiện nay như: Sikaproof membrane, Sơn chống thấm Kova CT-11A, Chất chống thấm Polyurea

Đây đều là những vật liệu có chức năng chống thấm xếp hạng cao nhất trên thị trường, mức giá của các loại vật liệu cũng rất linh hoạt để quý khách hàng lựa chọn.

Hướng dẫn chống thấm trần nhà hiệu quả
Hướng dẫn chống thấm trần nhà hiệu quả

Phương pháp 1: Chống thấm trần bằng cách sử dụng màng dạng khò

Bước 1: Vệ sinh và làm sạch bề mặt thi công, đục kỹ càng để vữa bê tông không còn bám trên bề mặt, có thể sử dụng các dụng cụ vệ sinh công nghiệp để làm sạch.

Trong bước này bề mặt cần phải đảm bảo sạch tuyệt đối và không còn bám tạp chất.

Bước 2: Dùng các phụ gia chống thấm bôi quanh toàn bộ nền trần bê tông cùng với chân tường xung quanh, lưu ý cao lên thêm 20 cm so với nền hoàn thiện để có thể tăng độ bám dính cho vật nhiệt và làm sạch tối đa bề mặt cần chống dột, thấm.

Bước 3: Khò nóng bề mặt vừa thi công, sau đó dùng đèn khò để khò màng chống thấm nóng chảy nhằm giúp màng chống dột thấm bám chặt vào bề mặt sàn và chân tường bao quanh.

Mỗi lần tiếp giáp biên độ chồng sẽ là 40 – 50 mm.

Phương pháp 2: Chống thấm bằng cách sử dụng vật liệu gốc xi măng: Sikaproof membrane, Stonfex,Spec tite CW 100

Bước 1: Làm sạch tối đa bề mặt bê tông cho đến khi không còn tạp chất

Bước 2: Dùng nước để tạo độ ẩm cho đến khi ướt toàn bộ bề mặt, sau đó dùng các dụng cụ để quét xi măng tạo thành một lớp màng mới có thể co giãn cũng như chống thấm hiệu quả.

Bước 3: Thi công lớp tiếp theo (lớp thứ 2), cách lớp thứ nhất trong khoảng hai đến bốn giờ. Lớp xi măng thứ 2 được quét theo chiều vuông góc so với lớp đầu tiên.

quét xi măng chống thấm
Người thợ đang quét xi măng chống thấm cho trần

Một số trường hợp thường gặp khác

Trần nhà mới xây bị thấm dột

Nếu trần nhà mới xây mà xảy ra hiện tượng thấm dột thì rất khó có thể trở về nguyên bản như ban đầu. Vì vậy từ khi bắt đầu thi công bạn cần lưu ý sử dụng loại sơn có tác dụng chống thấm hiệu quả, có khả năng chống thấm cao.

Có thể chống thấm từ 2 phía: bên trong ngôi nhà và bên ngoài với ánh sáng mặt trời hoặc thời tiết năng mưa, lưu ý sử dụng thêm phụ gia chống dột thấm để đảm bảo tăng khả năng bong tróc và dột cho căn nhà.

Chống dột thấm vào mùa mưa

Đầu tiên bạn cần kiểm tra lại hệ thống thoát nước để đảm bảo khả năng hoạt động của chúng.

Bạn có thể gia cố hệ thống thoát nước để tránh dẫn đến tình trạng thấm dột trần nhà, một số trường hợp cống thoát nước trong ban công bị dột do rác hoặc nước mưa quá nhiều.

Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra cống thoát nước, nếu có tình trạng bị vỡ thì hãy thay ngay để đảm bảo thẩm mỹ cho trần nhé!

Trần thấm nước quá nhiều dẫn đến dột xuống bên dưới

Nếu căn nhà bạn không may xảy ra trường hợp này thì chỉ còn cách đập bỏ lớp gạch ở khu vực bị thấm sau đó thay bằng sợi thủy tinh cùng với keo chống thấm, sau đó mới gia cố xi măng để trần về trạng thái ban đầu.

thi công chống dột thấm trần nhà
thi công chống dột thấm trần nhà

Một số lưu ý chống thấm dột cho trần nhà bạn cần biết

  • Quý khách hàng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của ngôi nhà, đừng để khi trần bị thấm dột rồi mới thi công, khi đó sẽ rất khó để quay về hiện trạng ban đầu.
  • Lựa chọn phương án và vật liệu chống thấm phải phù hợp để tránh dẫn đến tình trạng không triệt để. Tại DangPhuc Gypsum, bạn sẽ không cần lo lắng về các vấn đề như vật liệu kém chất lượng, thi công không kiên cố…
  • Lưu ý thi công chống thấm trần nhà triệt để ngay từ khi mới xây nhà để đảm bảo hiệu quả và bảo vệ căn nhà
  • Thi công chấm thấm cho trần sẽ giúp bạn dễ dàng hơn rất nhiều trong việc sửa chữa và nó cũng không ảnh hưởng đến các hạng mục khác trong công trình.
Chống thấm cho trần để bảo vệ căn nhà của bạn
Chống thấm cho trần để bảo vệ căn nhà của bạn

Một khi đã thi công chống dột thấm, căn nhà của bạn dường như sẽ được bảo vệ thêm một lớp, không còn lo ngại xảy ra tình trạng dột thấm trong trời mưa, đảm bảo sự an toàn cho cả gia đình.

Hy vọng qua bài viết trên đây của DangPhuc Gypsum, quý khách hàng có được phương pháp chống dột thấm phù hợp với căn nhà của mình. Hãy tham khảo thêm những bài viết khác của chúng tôi để có được một không gian sống hoàn hảo và tuyệt vời nhé!

Giải đáp những thắc mắc thường gặp khi làm trần chống thấm

FAQ về chống thấm nhà ở

Khi nào cần chống dột thấm cho trần nhà?

Sân thượng đọng nước lâu ngày do trời mưa thường dẫn tới tình trạng thấm ẩm, rò rỉ nước. Tiếp theo trần nhà dễ dàng xuất hiện các vết rạn nứt, chân chim hay ố vàng. Đây thường là lúc mọi người có nhu cầu chống dột thấm.
Tuy nhiên nên thi công ngay từ đầu để đảm bảo thẩm mỹ và tuổi thọ trần.

Khu vực nào cần chống thấm?

Đó là các khu vực cần tránh xảy ra hiện tượng thấm dột đó là: nhà vệ sinh, trần nhà hay sân thượng…

Chi phí thi công chống thấm trần nhà là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào loại vật liệu khách hàng lựa chọn cũng như diện tích của trần để có thể xác định chi phí, tuy nhiên chi phí thi công trọn gói chống dột, thâm tại DangPhuc Gypsum thường dao động trong khoảng 3 – 7 triệu đồng.

Thi công chống thấm trần nhà ở đâu uy tín?

Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm thi công, xây dựng nhà ở – DangPhuc Gypsum luôn là đơn vị đi đầu trong các hạng mục chống thấm. Chúng tôi đã được rất nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn dịch vụ, hứa hẹn luôn đem đến không gian sống tốt nhất cho gia chủ.

Chat Zalo
098.153.9345