Nhà tắm bị thấm dột sẽ gây ảnh hưởng lớn trong quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình. Vì vậy cần chống thấm nhà tắm kịp thời để không xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Để giúp khách hàng có hiểu hơn về việc chống thấm, DangPhuc Gypsum xin giới thiệu đến bạn 9 cách chống thấm triệt để. 

Nội dung

Chống thấm nhà tắm cho sàn âm hoặc dương? 

Trước hết cần làm rõ nhà tắm của bạn đang được thiết kế theo dạng sàn âm hay sàn dương. 

Trong thi công chống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh sàn âm là loại mặt sàn thiết kế thấp hơn mặt trên của đà hay hiểu đơn giản là sàn nhà thấp hơn so với nền nhà.

Ngược lại với sàn âm là mặt sàn dương, sẽ cao hơn mặt trên của đà. Khi đó nền của nhà tắm vệ sinh sẽ cao hơn nền của các phòng khác trong cùng công trình. 

Nhận biết nhà tắm bị thấm nước

Nhà tắm là khu vực tiếp xúc thường xuyên với nước và các chất tẩy rửa, do đó hiện tượng thấm, rò rỉ nước không dễ phát hiện. Hãy để ý những dấu hiệu này để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi xuất hiện các tình trạng này thì nhà tắm đang bị rò rỉ nước: 

  • Phía trần nhà ở dưới nhà tắm xảy ra tình trạng ẩm, mốc hay rỉ nước. Góc tường của công trình tiếp giáp bên cạnh nhà vệ sinh bị thấm, ẩm. 
  • Nền gạch trong nhà tắm bị xuống cấp hoặc có các khe hở giữa các miếng gạch. 
  • Thiết bị, vòi nước đặt trong nhà tắm bị rò, rỉ nước hoặc hỏng hóc. 

Hiện tượng rò rỉ, thấm nước có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó kể đến như là hệ thống nước nằm âm sàn bị vỡ hoặc rỉ, gần các hệ thống nước nhưng không được chống thấm. Quá trình thi công thợ làm sai kỹ thuật chống thấm, sử dụng những vật liệu không hiệu quả, kém chất lượng. Công trình đã sử dụng lâu bị xuống cấp cũng là nguyên nhân gây nên việc rò, thấm, ẩm mốc do nước. 

9 cách chống thấm nhà tắm 

Nhận biết được những nguyên nhân, dấu hiệu sẽ giúp khách hàng lựa chọn được những biện pháp chống thấm nhà tắm phù hợp cho công trình của mình. Dưới đây, DangPhuc Gypsum đưa ra 6 vật liệu chống thấm hiệu quả nhất hiện nay.

Chống thấm với Kova

Chống thấm nhà tắm Kova CT 11A
Chống thấm nhà tắm Kova CT 11A

Kova Là chất liệu chống thấm tạo thành từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan. Vật liệu này có khả năng ngăn chặn nước hiệu quả. Sơn chống thấm Kova thường dùng để trộn với xi măng trong thi công. Ngoài khả năng chống nước, nó còn có thể chịu mòn tốt, khả năng kết dính tốt sẽ giúp tăng độ bền cho công trình. Loại sơn này an toàn với người dùng. 

Chống thấm với Sika Latex

Chống thấm nhà tắm với Sika Latex
Chống thấm nhà tắm với Sika Latex

Sika à loại vật liệu có gốc xi măng polyme được cải tiến, 2 thành phần. Đây là loại vật liệu được ưa thích trong chống thấm bởi khả năng thẩm thấu bề mặt cực tốt, từ đó tạo màng liên kết ngăn chặn sự thẩm thấu của nước cả từ bên trong và bên ngoài. Vật liệu này dễ dàng thi công, lại nhanh chóng và tiện lợi. 

Chống thấm với lưới thủy tinh Fiber Glass

Lưới thủy tinh Fiber Glass
Lưới thủy tinh Fiber Glass

Đây là vật liệu có khả năng chống oxy hóa tốt, không chỉ chống nước, chống thấm  mà còn có thể chống nứt và chịu lực tốt nhờ sự dẻo dai. 

Sử dụng lưới thủy tinh cho khu vực chân tường, mặt sàn sẽ giúp chống lại các vết nứt, vừa tăng tính thẩm mỹ vừa có tác dụng hiệu quả trong chống nước. Vật liệu này nhẹ, gọn giá thành phải chăng nên thường được dùng để chống thấm nhà tắm. 

Chống thấm với màng khò nóng 

Chống thấm nhà tắm hiệu quả với màng khò nóng 
Chống thấm nhà tắm hiệu quả với màng khò nóng 

Là vật liệu chống thấm dẻo gồm hỗn hợp bitum và hợp chất polyme, màng khò nóng giúp vật liệu chịu nhiệt tốt và chống thấm hiệu quả cao. Độ phủ cao nên chống thấm tuyệt đối và không cần cán gạch bảo vệ. Màng tự dính thi công khá dễ dàng, màng khò nóng thì yêu cầu kỹ thuật cao hơn. 

Chống thấm sàn với Epoxy

Epoxy gồm gốc nhựa epoxy, có tác dụng chống ăn mòn cho bê tông. Vật liệu này tạo ra một lớp cứng chống nước, phần sơn bóng có độ bám dính tuyệt vời. Epoxy chính là loại vật liệu có khả năng chống nước ưu việt.

6. Keo chống thấm 

Keo chống thấm tạo bởi hợp chất silicon với tính đàn hồi tốt, chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt và môi trường nước. Khả năng bám dính tốt khiến các vết nứt biến mất và tăng độ bền cao cho công trình. 

Keo chống thấm trong suốt
Keo chống thấm trong suốt

Chống thấm với Maxbond 1211

Chống thấm nhà tắm triệt để
Chống thấm nhà tắm triệt để với Maxbond 1211

Đây là chất chống thấm có xuất sứ từ Canada có tác dụng chống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh, bể bơi, sàn mái. Bởi ưu việt trong việc chống thấm nước nên nó được áp dụng nhiều ở những nơi chứa lượng nước thường xuyên. Khả năng bám dính rất tốt.

Chống thấm với keo kháng nước Intoc

 Chống thấm với keo kháng nước Intoc
Chống thấm với keo kháng nước Intoc

Vật liệu này thuộc dạng keo đặc thường dùng trong việc chống thấm, chống rò rỉ, trám những vết nứt, rẽ… Khả năng bám dính tốt, dễ thi công, dễ sử dụng là ưu điểm của loại keo này. Nó hoàn toàn an toàn với người dùng, không gây độc hại.

Chống thấm với nhựa đường

 Chống thấm nhà tắm bằng nhựa đường
Chống thấm nhà tắm bằng nhựa đường

Nhựa đường luôn là vật liệu chống thấm có hiệu quả tối ưu, được ứng dụng ở các công trình khác nhau như tầng mái, ban công,… Nhựa có độ bám dính cực cao cùng độ đàn hồi tốt giúp tăng tuổi thọ cho các công trình hiệu quả.

Quy trình chống thấm hiệu quả triệt để 

Chống thấm tường nhà tắm 

Chống thấm nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu

  • Vật liệu cần chuẩn bị gồm sơn chống thấm Sika hoặc Kova, bột bả, cát, xi măng,..
  • Dụng cụ thi công gồm bay, cọ, con lăn, chổi sắt, máy thổi bụi…

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt chống thấm 

  • Nếu tường nhà đã cũ cần phải làm sạch toàn bộ mốc, vết nứt rẽ hay mảng bám bị tróc trên tường bằng bàn chải sắt hoặc chổi sắt, sau đó trám bột bả. Dùng máy thổi làm sạch bụi bẩn. 
  • Nếu tường nhà còn mới thì việc chống thấm sẽ diễn ra sau khi đổ tường khoảng 1 tháng. 

Bước 3: Tiến hành thi công 

  • Trộn đều hỗn hợp cát và xi măng để trát đều vào góc chân tường.
  • Dùng bay phủ đều lên trên bề mặt cần chống thấm. Phủ kỹ, đều và phẳng. 
  • Lớp quét sơn chống thấm đầu tiên có thời gian khô từ 2-3 tiếng. Sau khi lớp đầu tiên khô phủ tiếp lớp thứ 2, quét cần vuông góc với lớp trước để tránh tình trạng bị lọt bọt khí. 

Bước 4: Nghiệm thu công trình

  • Sau khi khô tiến hành tưới nước và kiểm tra sự chống thấm của tường. 

Chống thấm cho sàn âm 

Là chống thấm nhà tắm có mặt sàn âm thấp hơn sàn các phòng trong cùng công trình cần sử dụng kỹ thuật cao. 

Chống thấm cho sàn âm nhà tắm
Chống thấm cho sàn âm nhà tắm

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu

  • Vật liệu chuẩn bị gồm xi măng Polymer hai thành phần, lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass, vữa rót không co ngót và keo quét lót và kết nối SB. 
  • Dụng cụ thi công gồm bay, cọ, con lăn, chổi sắt, máy thổi bụi, máy trộn xi măng…

Bước 2: Vệ sinh bề mặt thi công

  • Dọn dẹp các tạp vật, bụi bẩn trên bề mặt thi công. 
  • Nếu chân tường bị nứt, tróc, mốc cần chà sạch bằng chổi hoặc bàn chải sắt. Sau đó sử dụng máy thổi để làm sạch bụi bẩn. 
  • Nếu trên bề mặt xuất hiện các vết nứt hốc rỗng, rỗ, bề mặt gồ ghề cần được trám đầy hoặc san cho phẳng. Trám lại bằng vừa, chất phụ gia hoặc keo Epoxy hai thành phần.
  • Sau khi bề mặt đã sạch sẽ, dùng nước làm ẩm để tiến hành chống thấm.

Bước 3: Xử lý cổ ống xuyên hộp kỹ thuật

Vệ sinh sạch sẽ và đổ vữa rót không co ngót cho toàn bộ khu vực cổ ống xuyên hộp.

Bước 4: Xử lý chân tường 

Dùng hóa chất quét tạo màng có gốc xi măng để quét lót khu vực chân tường giữa sàn nhà và tường.

Bước 5: Cắt lưới thủy tinh 

Đo đạc các vị trí chân tường, các góc cạnh đã được quét lót để cắt lưới thủy tinh cho phù hợp. Sau đó dán lưới lên các vị trí đó.

Bước 6: Trộn nguyên liệu 

Màng xi măng hai thành phần được xử lý trộn theo hướng dẫn: 

  • Thành phần A (lỏng) cho vào thùng sạch.
  • Đưa thùng có thành phần A vào máy trộn, khi máy chạy từ từ cho thành phần B (bột) vào.
  • Trộn trong 3 phút đến lúc hỗn hợp đồng nhất.

Bước 7: Quét 2 lớp màng xi măng 

  • Quét khu vực chân tường tiếp giáp khoảng 30-50 cm.
  • Lớp 2 quét vuông góc với lớp một để tránh tạo bọt khí.
  • 2 lớp quét cách nhau từ 2-3 giờ đồng hồ.
  • Mỗi lớp có độ dày màng là 1 – 1,2 mm để việc chống thấm nhà tắm hiệu quả.

Bước 8: Nghiệm thu 

Từ 24 đến 48 lớp thi công chống thâm sẽ khô. Sau đó cho mặt sàn ngâm nước khoảng 24 giờ. Theo dõi và nghiệm thu công trình. 

Chống thấm cho sàn dương

Chống thấm cho sàn dương nhà tắm
Chống thấm cho sàn dương nhà tắm

Là chống thấm cho sàn có đường ống nước xuyên sàn hay sàn nhà tắm cao hơn so với sàn các phòng khác trong công trình. Thi công chống thấm nhà tắm như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu

  • Vật liệu chống thấm gồm màng xi măng Fosmix Flex 250, lưới thủy tinh Fiber Glass, Gioăng cao su trương nở, vữa rót không ngót. 
  • Dụng cụ thi công gồm bay, cọ, con lăn, chổi sắt, máy thổi bụi, máy trộn xi măng…

Bước 2: Vệ sinh bề mặt thi công

  • Trước khi chống thấm nhà tắm cần dọn dẹp các tập vật, bụi bẩn trên bề mặt thi công. Cạo sạch vữa bằng búa, dao. Cạo sạch bề mặt bằng chổi sắt, máy mài để tăng ma sát. 
  • Sử dụng máy thổi để làm sạch bụi bẩn. 
  • Nếu trên bề mặt xuất hiện các vết nứt hốc rỗng, rỗ, bề mặt gồ ghề cần được trám đầy hoặc san cho phẳng. Trám lại bằng vừa, chất phụ gia hoặc keo Epoxy hai thành phần. Vết nứt lớn thì dùng keo Polyurethane để trám.
  • Sau khi bề mặt đã sạch sẽ, dùng nước làm ẩm để tiến hành chống thấm.

Bước 3: Đục cổ ống

  • Khu vực cổ cống dùng kỹ thuật đục dạng loa, sau đó rửa sạch bằng nước và chèn thật kín cổ ống. 
  • Fosmix Primer trộn cùng xi măng và nước sạch theo tỷ lệ hướng dẫn. Quét hỗn hợp lên miệng ống. Tiếp đến là cuốn giăng cao su trương nở ở khu vực quanh cổ ống.
  • Dùng vữa rót không co ngót M600 trộn với nước sạch và đổ vào cổ ống để tránh để bị nứt vỡ.

Bước 4: Bo dốc chân tường 

  • Phần chân tường bo dốc được trát bằng hỗn hợp vữa cát và xi măng. 
  • Sàn cần lấy cốt gạch không cần trát dốc.

Bước 5: Quét lót chân tường 

  • Pha hỗn hợp với tỷ lệ 1kg Fosmix Primer và 4kg xi măng và 1 lít nước. Quét lót toàn bộ khu vực giữa tường gạch xây với sàn bằng hỗn hợp này. 

Bước 6: Cắt lưới thủy tinh 

  • Đo đạc các vị trí chân tường, các góc cạnh đã được quét lót để cắt lưới thủy tinh cho phù hợp. Sau đó dán lưới lên các vị trí đó. 

Bước 7: Quét sàn và chân tường 

  • Trộn Fosmix Primer với nước sạch tỷ lệ 1 : 2. Dung dịch thu được dùng để quét lên toàn bộ sàn và chân tường. Nó có tác dung thẩm thấu vào bê tông, tạo phản ứng silic và lấp đầy các mao mạch rỗng. 

Bước 8: Trộn xi măng 

  • Trộn Fosmix Flex 250 bằng lưỡi trộn thích hợp tốc độ chậm.
  • Cho phần A (lỏng) vào 1 thùng sạch trộn từ từ cùng với thành phần B (bột) trong khoảng 3-5 phút để tạo nên hỗn hợp đồng nhất.

Bước 9: Thi công hỗn hợp màng xi măng 

  • Dùng chổi quét lên toàn bộ mặt sàn bê tông và chân tường. Định mức quét cho sàn là 0.8 – 1kg/m2/lớp, cho tường cao 30 – 50cm. 
  • Lớp thứ 2 quét sau khi lớp 1 khô, quét vuông góc với lớp 1 để tránh nổi bọt khí. Định mức quét cho sàn là 0.8 – 1kg/m2 để chống thấm nhà tắm hiệu quả.

Bước 10: Nghiệm thu 

Từ 24 đến 48 lớp thi công chống thâm sẽ khô. Sau đó cho mặt sàn ngâm nước khoảng 24 giờ. Theo dõi và nghiệm thu công trình. 

Mức giá chống thấm nhà tắm là bao nhiêu?

Chống thấm nhà tắm khi mới xây thường có mức chi phí phải chăng, không quá tốn kém. Nó giao động từ 160.000 – 250.000 trên 1m2 tùy vào khách hàng chọn cách chống thấm nào.
Với nhà tắm bị thấm, dột trong quá trình sử dụng, hay chưa chống thấm khi xây hoặc công trình đã lâu bị xuống cấp thì mức giá sẽ tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng hư hại.

Chống thấm nhà tắm, nhà vệ sinh cần xử lý triệt để ngay, nhanh chóng. Thời gian kéo dài càng lâu thì càng khiến công trình của bạn mất thẩm mỹ, hư hỏng các thiết bị và biến đổi các cấu trúc công trình. Cách chống thấm cho tường, sàn âm, sàn dương nhà tắm cũng đòi hỏi kỹ thuật cao với thợ thi công lành nghề. Bạn cũng có thể tham khảo hướng dẫn trên của DangPhuc Gypsum để tự thi công hoặc thuê đơn vị thi công uy tín. Chúc các bạn chống thấm hiệu quả. 

Chat Zalo
098.153.9345