Tường nhà là một bộ phận không thể thiếu trong kết cấu của một công trình. Để lưu giữ vẻ đẹp và độ bền của bộ phận này, gia chủ không thể bỏ qua công đoạn chống thấm tường nhà. Vậy giải pháp chống thấm tường nhà hiệu quả nhất là gì? Cùng Tranthachcaogiare tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Chống thấm tường nhà là gì?

Chống thấm tường nhà là một công đoạn thi công đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Công đoạn này nhằm mục đích bảo vệ, duy trì độ bền, tính thẩm mỹ của các bức tường trong căn nhà trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài môi trường như nhiệt độ, nước,..

vì sao cần chống thấm tường nhà
Chống thấm tường nhà là công đoạn quan trọng, không thể thiếu trong xây dựng

Nếu bỏ qua giai đoạn chống thấm, tường nhà sẽ nhanh chóng xuống cấp theo thời gian gây mất tính thẩm mỹ của căn nhà. Mặt khác, tường nhà bị thấm cũng dẫn tới một số bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Nước mưa theo các bức tường vào trong nhà gây ra hiện tượng ẩm mốc, ướt, trơn trượt, làm hỏng các đồ dùng nội thất và quần áo. Đối với con người, sống trong môi trường ẩm mốc có thể dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh về da, đường hô hấp. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, các bức tường còn có khả năng bị sụt, lún gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Chính vì vậy, chống thấm tường nhà vô cùng cần thiết. Gia chủ không thể bỏ qua công đoạn này trong quá trình thi công nếu muốn duy trì công năng sử dụng lâu dài và vẻ đẹp của không gian sống.

Hướng dẫn 5 trường hợp chống thấm tường nhà

Kỹ thuật và giải pháp chống thấm tường nhà phụ thuộc vào hiện trạng cụ thể của công trình.

Chống thấm tường nhà cũ 

Tường nhà cũ bị thấm sau nhiều năm sử dụng. Đây là một trường hợp rất thường gặp. Để việc chống thấm đạt hiệu quả cao, bạn cần tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt bức tường

Trên bề mặt của tường nhà cũ thường tồn tại bụi bẩn, các mảng vữa hoặc sơn bị bong tróc, nấm mốc. Để lớp sơn chống thấm đạt hiệu quả tốt nhất, người thợ cần phải cạo sạch bề mặt bức tường, loại bỏ các tạp chất trên trước khi quét.

chống thấm tường nhà cũ
Trước khi quét sơn phải loại bỏ các tạp chất, vết bẩn bám trên bề mặt tường nhà.
  • Bước 2: Trám các vết nứt và kẽ hở trên bề mặt

Đối các bức tường bị thấm, nước mưa sẽ theo các khe nứt này chảy vào trong. Vì vậy, bạn nên dùng xi măng để trám kín các kẽ hở này.

  • Bước 3: Quét sơn chống thấm lên bề mặt

Sau khi xử lý xong bề mặt các bức tường, bạn chờ cho bề mặt khô đi và phủ sơn chống thấm lên. Nếu muốn tăng cường khả năng chống thấm, bạn có thể đợi lớp sơn đầu tiên khô và tiếp tục quét lớp thứ hai.

Cách chống thấm tường nhà liền kề

Về cơ bản các bước chống thấm tường nhà liền kề cũng giống như chống thấm cho tường nhà cũ. Tuy nhiên, nếu bề mặt tường mới, bạn chỉ cần lau dọn sơ qua thay vì cạo bỏ lớp sơn cũ.

Giữa hai bức tường liền kề thường có một khoảng trống ở giữa nhằm phân tách giữa hai ngôi nhà. Nếu muốn nước từ mái nhà không đổ trực tiếp lên tường nhà liền kề gây thấm dột thì phải lắp hệ thống máng thoát nước dọc theo các khe tường và mái hiên để dẫn nước chảy ra ngoài.

chống thấm tường nhà liền kề
Chống thấm tường nhà liền kề cần có hệ thống máng dẫn nước để nước mưa chảy ra ngoài

Bên cạnh đó, trong quá trình thi công tường nhà, gia chủ nên lựa chọn các loại vật liệu có đặc tính chống thấm tốt ngay từ đầu. Nếu chiều cao của nhà bạn thấp hơn nhà bên cạnh, bạn nên đặt thêm một bức màng chống thấm trên bề mặt.

Chống thấm tường nhà chung cư

Chống thấm tường nhà chung cư là một công đoạn khá đặc thù. Bởi vì, chung cư thường bao gồm nhiều căn hộ khác nhau. Vì vậy, kết cấu 1 căn hộ thay đổi có thể làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

Nếu chung cư bạn đang ở đã lâu năm và cũ kỹ, các bước chống thấm được thực hiện tương tự như trường hợp chống thấm cho tường nhà cũ. Khi tiến hành chống thấm trong nhà, bạn cần chú ý một số nguyên tắc sau:

  • Chống thấm ngược cho trần nhà: Tức là nếu trần nhà bị thấm bên thuận, nước có thể thấm vào từ phía đối diện. Do đó, bạn nên sơn chống thấm bên còn lại trước.
  • Dùng keo xịt silicon để chống thấm cửa: Đối với các khe hở trên cửa, bạn nên sử dụng keo silicon để bịt kín nó. Bởi vì, phủ sơn không những không khắc phục được khe hở mà còn gây mất mỹ quan ngôn nhà.

Hướng dẫn chống thấm cho tường nhà ngoài trời

Tường nhà ngoài trời là nơi chịu tác động trực tiếp của các nguồn nhiệt, nước mưa, độ ẩm,.. Vì vậy, nhất định phải chống thấm cho tường nhà ở khu vực này.

Về quy trình chống thấm, thực hiện tương tự như các bước chống thấm nêu trên. Tuy nhiên, gia chủ cần phải lựa chọn loại sơn chống thấm tốt nhất. Độ ẩm trên bề mặt bức tường thi công không vượt quá 16%. Sau khi hoàn thành lớp chống thấm đầu tiên thì phải chờ 12h để tiếp tục phủ lớp chống thấm còn lại.

chống thấm tường nhà ngoài trời
Sơn chống thấm dành cho tường nhà ngoài trời phải là loại tốt nhất

Xem thêm bài viết liên qua:

Tường bên trong nhà chống thấm như thế nào?

Tường bên trong nhà không chỉ bị thấm từ bên ngoài mà còn có thể bị thấm do nước từ giếng trời nhỏ xuống. Các bước chống thấm cho khu vực này vẫn bao gồm 3 bước cơ bản nêu trên.

Ngoài ra, gia chủ cần kiểm tra hệ thống đường ống nước và mối nối khu vực giếng trời trước khi chống thấm. Nếu phát hiện có chỗ rò rỉ thì phải xử lý ngay để tránh làm hỏng lớp chống thấm mới sau này.

Trên đây là những giải pháp chống thấm tường nhà đem lại hiệu quả cao nhất. Chúc các bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp để giữ các bức tường trong ngôi nhà của mình luôn sạch sẽ, bền đẹp.

Chat Zalo
0988.998.446