Hiện tượng nứt hay thấm nước sàn bê tông là tình trạng dễ xuất hiện tại nhiều công trình. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là không gian thường xuyên phải chịu tác động mạnh của thời tiết. Chính vì vậy, việc thi công chống thấm sàn bê tông sẽ là giải pháp hoàn hảo để bảo vệ căn nhà một cách toàn diện.
Bạn có bao giờ thắc mắc chống thấm sàn bê tông như thế nào cho hiệu quả? Các cách chống thấm sàn phổ biến? Hãy cùng DangPhuc Gypsum tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của hoạt động chống thấm sàn bê tông
Vì sao cần thi công chống thấm sàn bê tông?
Nếu không thi công chống thấm sàn mái bê tông tốt, rất nhiều hậu quả có thể xảy ra cho căn nhà của bạn như là việc công trình xuống cấp nhanh chóng, dễ gây nên tình trạng nước mưa thấm dột vào gây chập cháy, ẩm mốc,… Thêm vào đó, quý khách còn cần thi công hạng mục này vì những lý do như sau:
– Sàn bê tông là vị trí mà nước mưa, nước sinh hoạt thẩm thấu trực tiếp, do vậy dễ bị hư hại
– Không đảm bảo được tính thẩm mỹ của căn nhà. Có những công trình vốn có tuổi thọ 12 – 15 năm nhưng không chống thấm nên chỉ được có 2 – 3 năm là xuống cấp
– Tình trạng thấm dột lâu ngày dễ sản sinh ra vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến sức khỏe cả gia đình
Nguyên nhân gây nứt và thấm dột sàn bê tông
- Sàn mái bê tông chưa được sử lý chống thấm tốt, không có khả năng đàn hồi nên co dãn kém. Do vậy thời tiết thay đổi, nắng hoặc lạnh quá mức sẽ dễ bị nứt nẻ
- Trước đó đã thi công chống thấm nhưng dùng sai vật liệu nên hiệu quả không cao. Xin lưu ý rằng không phải vật liệu chống thấm nà cũng phù hợp để sử dụng chống thấm sàn bê tông
- Không thi công chấm thấm ngay từ khi mới hoàn thiện sàn, vì vậy mà tình trạng thấm dột xảy ra nhanh hơn
- Sủ dụng vật liệu thi công kém chất lượng, không đúng quy trình chống thấm chuẩn
- Chọn đơn vị thi công chưa đủ chuyên môn
Top 5 vật liệu chống thấm sàn bê tông hiệu quả nhất hiện nay
Nên chống thấm sàn bê tông bằng vật liệu nào?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu chống thấm sàn mái bê tông khác nhau, từng loại lại có đặc điểm và ưu điểm riêng. Bạn cần xem xét mong muốn và kiểu công trình của mình để chọn được loại tốt nhất.
Dưới đây là 5 loại vật liệu chống thấm sàn bê tông phổ biến và có công dụng tốt nhất hiện nay, hãy cùng DangPhuc Gypsum tìm hiểu nhé!
1. Sử dụng Keo chống thấm sàn bê tông
Đối với khu vực sàn mái bê tông, keo chống thấm là một trong những vật liệu chống thấm hữu dụng nhất, đặc biệt là đối với hoạt động chống thấm sàn mái bê tông cũ.
- Loại keo chống thấm được sử dụng phổ biến nhất cho sàn bê tông đó là TX-911 có cấu tạo từ PU và Bitum.
- Cách thi công: Dùng keo bơm trực tiếp vào bề mặt sàn đã bị nứt, sau khi sử lý xong mới có thể tiến hành thi công chống thấm sàn bê tông toàn diện
Ưu điểm của keo chống thấm:
- Khả năng đàn hồi của keo rất cao, vì vậy sẽ giúp trám các vết nứt của sàn bê tông trong một thời gian dài.
- Sàn thường xuyên tiếp xúc với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, mà keo lại có độ co giãn tốt. Chính vì vậy keo sẽ giúp giãn nở để bảo vệ sàn
- Chịu được mọi điều kiện thời tiết, giá thành hợp lý
2. Chống thấm sàn bê tông triệt để bằng màng bitum tự dính
Màng bitum tự dính là loại vật liệu chống thấm được sản xuất từ sự kết hợp giữa nhựa bitum và polymer hóa tự dính. Đây là một loại vật liệu chống thấm đa công năng và có thể sử dụng để chống thấm sàn bê tông nhà vệ sinh cũ, chống thấm sàn mái bê tông, chống thấm sàn sân thượng…
Ưu điểm của màng Bitum tự dính:
- Khả năng tự dính, bám dính và độ đàn hồi vô cùng tốt
- Kỹ thuật thi công nhanh chóng, đơn giản, không cầu kỳ như màng khò nóng: chỉ cần dán trực tiếp trên bề mặt sàn bê tông cần chống thấm
- Khả năng chống chịu tốt trước mọi điều kiện thời tiết khác nhau
- Tuổi thọ dài lâu, độ bền cao
Quy trình chống thấm sàn bê tông bằng màng Bitum tự dính:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt, vệ sinh sàn bê tông làm sạch cát, bụi, đất đá, dầu mỡ và đảm bảo bề mặt sàn phải phẳng. Sau đó tiến hành sơn lót để tăng độ bám dính
- Bước 2: Thi công dán màng chống thấm tự dính Bitum
- Bước 3: Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình
3. Sử dụng màng bitum khò nóng chống thấm sàn bê tông
Đối với nhiều người, màng bitum khò nóng còn khá xa lạ. Tuy nhiên, đây lại là một vật liệu có khả năng chống thấm rất cao và hiệu quả chống thấm thì có thể nói là triệt để.
Một số ưu điểm khi thi công màng bitum khò nóng:
- Khả năng khả năng chịu tia UV và nhiệt độ rất tốt
- Màng có thể chịu tải trọng cao, chịu tác động đâm thủng, chịu xé hoặc kéo tốt, vì vậy thường được ưu tiên để chống thấm bê tông
- Màng được cấu tạo từ các nguyên vật liệu an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng
- Thích ứng tốt với thời tiết thường xuyên thay đổi, do vậy rất phù hợp với khí hậu Việt Nam
- Thi công được trên nhiều bề mặt sàn, tính ứng dụng cao
Quy trình thi công:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: loại bỏ cát bụi còn sót lại để bề mặt thật phẳng, đục bỏ và mài bằng các lớp vảy bê tông đối với sàn bê tông cũ
- Bước 2: Thi công chống thấm: Quét một lớp mỏng sơn lót gốc Bitum lên mặt sàn, đợi một thời gian để tăng độ bám dính, sau đó tiến hành Dán màng khò nóng bằng gas lên bề mặt sàn. Cuối cùng, cán vữa bảo vệ lên trên lớp màng bitum khò nóng vừa thi công
- Bước 3: Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình
4. Sử dụng Sika chống thấm sàn bê tông
Sika là loại vật liệu chống thấm sàn mái bê tông phổ biến nhất hiện nay với độ bền vô cùng cao. Sika hứa hẹn sẽ đem đến cho công trình bê tông của bạn một bề mặt chống thấm hiệu quả với khả năng ngăn nước thấm dột tuyệt đối.
Ưu điểm khi cống thấm sàn bê tông bằng Sika:
- Sika có khả năng chống thấm nước triệt để và không bị mài mòn
- Giúp tăng tuổi thọ của bê tông, bảo vệ độ bền và tính thẩm mỹ của sàn mái sân thượng.
- Là hóa chất dạng lỏng, dễ dàng thẩm thấu và thi công đơn giản
- Có nhiều chủng loại mẫu mã, chi phí thi công rẻ
- Không kén bề mặt sàn, an toàn tuyệt đối
- Hiệu quả chống thấm triệt để 100%
Quy trình thi công Sika chống thấm sàn bê tông:
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt: loại bỏ cát bụi, dầu mỡ, các chướng ngại vật trên bề mặt. Sau đó đục bỏ và mài bằng các lớp vảy bê tông bàng máy mài hoặc chổi mài
- Bước 2: Thi công chống thấm bằng Sika: Đầu tiên, thợ thi công cần dùng nước tưới lên bề mặt bê tông cần chống thấm để làm bão hòa và tạo đổ ấm. Sau đó trộn thành phần chống thấm Sika lại, thi công 2 – 3 lớp sika. Xin lưu ý là thời gian thi công giữa các lớp cần cách nhau ít nhất 6 tiếng. Cuối cùng là dùng bay và xốp để hoàn thiện và làm đẹp bề mặt.
- Bước 3: Ngâm thử nước và nghiệm thu công trình (tiến hành sau 12 – 24h thi công chống thấm sàn bê tông)
5. Vật liệu chống thấm sàn bê tông Flinkote
Với nhiều công trình bê tông đã bị nứt, Flinkote là giải pháp thông minh mà chúng ta không thể không nhắc đến. Sau khi thi công, vật liệu này sẽ tạo thành lớp màng chống thấm đàn hồi, bền vững theo thời gian, vì vật rất phù hợp để sử dụng cho những công trình cần tính lâu dài như sàn mái.
Ưu điểm của loại vật liệu chống thấm sàn bê tông này:
- Khả năng chống chọi với thời tiết cực kỳ tốt, kể cả khi thời tiết nóng lạnh thất thường vì độ đàn hồi của vật liệu rất cao
- Thi công đơn giản, chỉ cần mở nắp là đã có thể sử dụng
- Tạo thành bề mặt chống thấm liền mạch, không có mối nối trên sàn bê tông
- Kết dính tốt với bề mặt sàn để ngăn nước xâm nhập
- Tiết kiệm khá nhiều chi phí, công sức và thời gian
Như vậy có thể thấy, trong số những vật liệu chống thấm trên mỗi loại lại có một ưu điểm riêng, phù hợp với từng công trình. Hiện nay có rất nhiều khách hàng gặp khó khăn khi chọn đúng phương pháp chống thấm sàn mái bê tông. Hy vọng rằng bài viết của DangPhuc Gypsum đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của các bạn.
Bài viết liên quan: